Kích thước container và phân loại
1/ Lịch sử ra đời container
Với sự phát triển toàn cầu như hiện nay, nhu cầu lưu thông vận chuyển hàng hóa là vô cùng lớn, đặc biệt có đến 90% sản lượng hàng hóa thương mại trên thế giới được vận chuyển bằng container. Dù có cấu tạo khá đơn giản, container cũng phải trải qua quá trình dài để phát triển và có được độ hoàn chỉnh như bây giờ.
Từ khoảng thế kỷ 19, container đã xuất hiện nhưng chỉ dưới dạng những thùng gỗ để vận chuyển hàng hóa. Phải cho đến năm 1937, một tài xế xe tải Mỹ tên là Malcom McLean mới nảy ra ý tưởng tạo ra thùng chứa hàng sử dụng được qua các phương tiện khác nhau. Nhờ đó, chiếc container đầu tiên được chính thức sử dụng. Lúc đầu ý tưởng này chưa được chấp nhận rộng rãi và cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, có thể thấy đến nay với sự phát triển quá nhanh của phương thức vận chuyển hàng hóa bằng container, đây chính là một bước tiến trong ngành vận tải, đem lại sự thuận tiện cho vận tải đa phương thức.
2/ Phân loại container
Có nhiều cách để phân loại container
Theo kích thước, có thể chia container theo
Container loại 20 feet, 40 feet và 45'
Còn theo vật liệu, chúng ta có container thép, nhôm hay nhựa tổng hợp
Còn theo công dụng, sẽ có một số loại container tiêu biểu
- Nhóm 1: Container bách hóa:
Là loại container phổ biến nhất trong vận tải biển, container này thường được dùng để chở hàng khô nên còn được gọi là container khô
- Nhóm 2: Container chở hàng rời:
Do tính chất chở hàng rời nên loại container này cho phép xếp hàng bằng cách rót từ trên xuống và dỡ hàng dưới đáy hoặc bên cạnh.
- Nhóm 3: Container bảo ôn/ nóng/ lạnh:
Container lạnh được thiết kế để làm kho lạnh nên hàng hóa yêu cầu sẽ cần phải khống chế nhiệt độ, độ ẩm phù hợp. Lớp bên trong container được làm bằng inox để có thể chịu được nhiệt độ khắc nghiệt theo yêu cầu.
- Nhóm 4: Container bồn
Container bồn về cơ bản gồm một khung chuẩn ISO trong đó gắn một bồn chứa, dùng để chở hàng lỏng như rượu, hóa chất, thực phẩm
- Nhóm 5: Các container đặc biệt ;container chở súc vật sống
Vì là loại container đặc biệt chuyên chở súc vật sống, nên trong container sẽ có khung, chuồng cố định cho động vật. Do tính chất đặc biệt nên loại container này sẽ không thể chuyển sang để làm container bách hóa được.
Kết luận
Trong thực tế khi làm việc, chúng ta chỉ sử dụng phân loại kích thước để phân loại các container. Tiêu chuẩn của container 20 feet là 1 TEU, container 40 feet là 2 TEU. Các kích thước và trọng lượng container đều được tuân theo tiêu chuẩn ISO.
ATOM LOGISTICS với đội ngũ nhiều kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu, liên tục cập nhật những thông tin mới nhất để có thể hỗ trợ tối đa cho khách hàng của mình. Để được tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ
(+84)28.6275.0477