Để thay thế cho Nghị định 187/2013/NĐ-CP, chính phủ đã ban hành nghị định 69/2018/NĐ-CP vào ngày 15/5/2018. Về cơ bản, nghị định này cũng có nhiệm vụ hướng dẫn thi hành luật ngoại thương, quản lý các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất-nhập khẩu. Tuy nhiên so với nghị định 187/2013/NĐ-CP, nghị định 69/2018/NĐ-CP cũng có những điểm mới như sau:

Thứ nhất, nghị định mới quy định thương nhân Việt Nam được nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho nước ngoài. Chỉ cần thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định về sản xuất, kinh doanh với mặt hàng thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện, thương nhân sẽ được gia công xuất khẩu cho nước ngoài. Trừ những hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu sẽ không được phép gia công tại Việt Nam, những mặt hàng kinh doanh khác sẽ được tạo điều kiện để phát triển sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu. Như vậy có thể thấy cơ chế của Việt Nam đã mở hơn rất nhiều cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh.
Đối với hàng hóa nhập khẩu theo hình thức chỉ định thương nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, việc gia công hàng hóa sẽ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Với những loại hàng hóa cần có giấy phép cho việc xuất, nhập khẩu, doanh nghiệp cần phải có giấy phép từ Bộ Công Thương mới được ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài. Hợp đồng gia công cần phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương và phải tuân thủ đúng quy định của Luật Thương Mại. Như vậy các yêu cầu về: Tên, địa chỉ của các bên, số lượng sản phẩm, giá & đơn giá, các điều khoản về thanh toán bao gồm thời hạn và phương thức thanh toán sẽ cần phải được thể hiện trên hợp đồng. Thêm vào đó các bên khi ký hợp đồng cũng cần tuân thủ chặt chẽ các điều khoản về biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm, cũng như các thông tin về địa điểm, thời gian giao hàng, nhãn mác của hàng hóa và đặc biệt là tên gọi xuất xứ cho hàng hóa gia công.
Đối với các sản phẩm gia công xuất khẩu, thương nhân gia công sẽ được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tạm nhập khẩu theo định mức và tỷ lệ hao hụt để thực hiện hợp đồng gia công.
Bên cạnh đó, thương nhân gia công có thể thuê bên khác gia công, nhưng phải tuân thủ đúng quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với phần nguyên vật liệu mua trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
ATOM LOGISTICS với đội ngũ chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu, liên tục cập nhật những văn bản, quy định mới nhất được ban hành để có thể hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng của mình.
Để được tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ (+84)28.6275.0477
ATOM cung cấp các giải pháp logistics tốt nhất với đội ngũ chuyên nghiệp, tận tình